Lợi ích của tài chính vi mô trong phát triển kinh tế bền vững
Sự phát triển bền vững của tài chính vi mô có thể nói nôm na là việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo mục tiêu cân bằng các nền công nghiệp không khói để giữ gìn, bảo vệ tài nguyên môi trường.
Đa số tổ chức tài chính vi mô (TCVM) được lập ra với sứ mệnh trợ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội cơ hội tiếp cận được những dịch vụ tài chính, đào tạo, việc làm,… nhằm xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của bà con nhân dân. Tuy nhiên tại Việt Nam hiện nay, trong mô hình hoạt động của các tổ chức TCVM đang mắc phải nhiều hạn chế lẫn bất cập. Điều mà ta cần quan tâm lúc này là nghiên cứu mô hình hoạt động, xu hướng phát triển của các tổ chức TCVM các quốc gia trên thế giới, từ đó tìm ra bài học cho Việt Nam.
Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng hoạt động của tổ chức TCVM gồm có: cầu nối tài chính; trung gian xã hội; mở rộng quy mô doanh nghiệp nhỏ; cung ứng dịch vụ xã hội.
Giảm thiểu bất bình đẳng kinh tế: Tổ chức TCVM còn đáp ứng cho khách hàng nghèo có thu nhập thấp những sản phẩm dịch vụ tài chính cơ bản như: tín dụng, tiết kiệm (bắt buộc – tự nguyện), bảo hiểm… Đây chính là yếu tố góp phần tạo ra sự công bằng trong xã hội vì đã rút ngắn khoảng cách khả năng tiếp cận tài chính của nhóm người yếu thế như người nghèo, phụ nữ đơn thân, bà con nông thôn và cả cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Thúc đẩy tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng đời sống cộng động: Tổ chức TCVM tại nước ta thường ưu tiên cho việc tài trợ vào những dự án phát triển cộng đồng, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn khởi nghiệp. Điều này tạo tiền đề thúc đẩy tính sáng tạo, kích thích tăng trưởng kinh tế cấp cơ sở. Điển hình là các dự án phát triển năng lượng tái tạo, quản lý tài nguyên, giáo dục và y tế…
Tính ổn định tài chính: Nhờ vào khả năng linh hoạt nhanh chóng, TCVM có nhiều phương án phân tán rủi ro bằng cách đa dạng hóa nguồn tài chính từ đó giảm khả năng khủng hoảng tài chính góp phần cho hệ thống tài chính quốc gia ổn định hơn. Cơ chế linh động dòng tiền cũng giúp cho tình trạng nợ xấu được phân bổ đều nhiều nơi ngăn không cho tình trạng vỡ nợ xảy ra trên diện rộng.
Khuyến khích đổi mới, tiến bộ xã hội: Đi đầu cho sự đổi mới của TCVM chính là công nghệ Fintech nhằm tối ưu hóa quy trình vay vốn trên nền tảng trực tuyến. Từ khi công nghệ Fintech ra đời, thời đại số hóa tài chính đã mở ra một chương mới khi cùng với thị trường thương mại điện tử, tiêu dùng nhanh khiến cho việc thanh toán bây giờ trở nên tiện lợi, nhanh chóng và an toàn hơn rất nhiều so với dùng tiền mặt truyền thống.
Qua những khía cạnh nêu trên, bạn có thể thấy khả năng phát triển bền vững của tài chính vi mô là rất quan trọng, rất nhiều cơ hội tiềm năng đi kèm thách thức trong tương lai.
Hãy giữ vững tinh thần bạn nhé !
Chúng ta đang tiến đến sự tiến bộ của nền văn minh nhân loại.